Thủ tục mở trung tâm dạy thêm

THỦ TỤC MỞ TRUNG TÂM DẠY THÊM

Với nhu cầu bổ sung thêm nền tảng kiến thức cho con em mình, ngoài việc học tập trên lớp, nhiều phụ huynh còn đăng kí học thêm cho con ở các trung tâm bên ngoài. Nắm bắt được nhu cầu đó, hiện nay có rất nhiều các trung tâm dạy thêm đã ra đời. Vậy điều kiện, thủ tục và trình tự để thành lập trung tâm dạy thêm như thế nào?

Bài viết sau đây của Việt Chính Luật sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi trên.

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT;

I. Nguyên tắc để mở trung tâm dạy thêm

Các nguyên tắc để mở trung tâm dạy thêm được quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

– Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

Tham khảo thêm Thủ tục mở trung tâm dạy tiền tiểu học

– Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

– Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

– Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

– Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Thủ tục mở trung tâm học thêm

Các trường hợp sau không được dạy thêm:

– Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

– Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

– Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

– Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Tham khảo Giấy phép trung tâm dạy kỹ năng sống

II. Điều kiện mở trung tâm dạy thêm

1. Điều kiện về thành lập doanh nghiệp

Hiện nay việc thành lập trung tâm dạy thêm không cần Giấy phép hoạt động hay đề án thành lập trung tâm dạy thêm, việc thành lập trung tâm dạy thêm chỉ cần đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng điều kiện chung để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thành lập trung tâm dạy thêm cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Về chủ thể: cá nhân, tổ chức muốn mở trung tâm phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Về ngành nghề: ngành, nghề đăng ký kinh doanh đối với trung tâm dạy thêm có thể bao gồm các mã ngành trong hệ thống các ngành nghề kinh tế sau: 8552, 8559.

– Về số lượng thành viên thành lập, góp vốn trong trung tâm: Mỗi loại hình trung tâm có những điều kiện riêng về số lượng thành viên và trung tâm phải đáp ứng về số lượng mới có thể được thành lập.

Theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020, số lượng thành viên các công ty được quy định như sau:

+ Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ có 1 thành viên;

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên;

+ Công ty cổ phần: Có tối thiểu 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông;

– Về tên gọi: Tên trung tâm phải đáp ứng điều kiện về tên gọi được quy định tại Điều 37 – 41 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Về vốn: tổng giá trị tài sản do các thành viên trung tâm, chủ sở hữu trung tâm đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

– Về trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều kiện mở trung tâm học thêm

2. Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất

Đối với điều kiện nhân sự và cơ sở vật chất tại Trung tâm dạy thêm: Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về điều kiện tổ chức dạy thêm, học thêm đối với người dạy thêm, người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, những điều này đã hêt hiệu lực bởi Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT. Như vậy, hiện nay việc tổ chức trung tâm dạy tiền tiểu học không bị giới hạn bởi những điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất mà phụ thuộc vào chất lượng tuyển chọn riêng của mỗi trung tâm.

III. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm

Loại hình trung tâm Hồ sơ thành lập
Doanh nghiệp tư nhân – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty TNHH 1 thành viên – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của Chủ sở hữu công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp chủ sở hữu công ty là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty TNHH 2 thành viên – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của thành viên công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp thành viên là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên ;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty cổ phần – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của cổ đông công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty TNHH hai thành viên ;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

IV. Các bước hỗ trợ thành lâp trung tâm học thêm của Việt Chính Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để thành lập trung tâm;

Bước 2: Lập hồ sơ thành lập trung tâm và Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương;

Tham khảo thêm Quy trình xin cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp

Việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp hiện nay được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả và Nộp tiền đăng bố cáo

Sau khi nộp hồ sơ từ 3-5 ngày, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì trung tâm sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Ngoài ra, trung tâm cũng cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ. Lệ phí đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp là 100.000đ

Bước 4: Khắc dấu công ty

Luật Việt Chính sẽ thiết kế mẫu dấu và gửi trung tâm xem trước mẫu dấu, sau đó tiến hành liên hệ với đơn vị chuyên khắc dấu công ty để thực hiện việc khắc dấu công ty.

Bước 5:  Chuyển kết quả đăng kí thành lập trung tâm dạy thêm và hướng dẫn khách hàng các thủ tục pháp lý sau khi thành lập.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và dấu công ty, Việt Chính Luật sẽ gửi kết quả đến tận tay Quý khách hàng.

Các bước hỗ trợ mở trung tâm học thêm tại Việt Chính Luật

Trên đây là bài viết của Việt Chính Luật về thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm. Quý khách hàng có nhu cầu muốn thành lập trung tâm dạy thêm, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0987.062.757 – 0911.111.099 hoặc email vietchinhluat@gmail.com  chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ.

Bài viết liên quan