Thừa kế thế vị và các quy định pháp luật liên quan

THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về thừa kế giúp ta nắm chắc được quyền lợi của mình trong việc thừa kế di sản của người thân, tránh tranh chấp và xung đột trong việc phân chia tài sản, đảm bảo việc phân chia tài sản được thực hiện đúng pháp luật. Một trong những quy định pháp luật quan trọng trong thừa kế đó là thừa kế thế vị.

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

Thừa kế thế vị là gì?

Theo Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Như vậy, thừa kế thế vị là việc con đẻ  thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. 

Ví dụ: A và B kết hôn với nhau sinh được C và D. C kết hôn với E sinh ra G và H. C chết năm 2010, A chết năm 2017, A chết năm 2017 không để lại di chúc. Những người thừa kế của A bao gồm B, C, D. Tuy nhiên, do C chết trước A nên các con của C là G và H sẽ thế vị nhận di sản này (con thay cha hưởng di sản của ông nội).

Tìm hiểu thêm: Bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp về xác định người thừa kế

Các quy định pháp luật liên quan.

1. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

– Điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

– Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

– Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

– Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị). Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Tìm hiểu thêm: Con riêng có được nhận di sản không?

2. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Theo Điều 619 Bộ luật Dân sự có quy định như sau:

“Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”

Tìm hiểu thêm: Người bị truất quyền thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản không?

– Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan