Đầu tư trái phiếu. Nên hay không nên?

ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU. NÊN HAY KHÔNG NÊN?

Đầu tư trái phiếu là một mảng đầu tư kiếm lời khiến nhiều nhà đầu tư thích thú. Mặc dù đây là một mảng đầu tư kiếm lời rất bổ béo đến các nhà đầu tư, nhưng tiềm tàng bên cạnh đó là những rủi ro về lãi suất, tái đầu tư, lạm phát, tín dụng hoặc thanh khoản.

1. Trái phiếu là gì?

– Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chứng là 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng.

Tham khảo: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội

– Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

– Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.

– Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

2. Phát hành trái phiếu là gì?

Phát hành trái phiếu là việc cung ứng trái phiếu có tác dụng xác nhận nghĩa vụ khoản nợ của mình đối với người sở hữu trái phiếu và quyền nhận khoản lợi tức xác định của người sở hữu. Nhà phát hành có thể là doanh nghiệp, Chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Thời kỳ đầu, việc phát hành trái phiếu thể hiện trên giấy. Người phát hành ghi thông tin người sở hữu, mệnh giá, lợi tức và một số thông tin luên quan trực tiếp lên trên tờ trái phiếu. Ngày nay, ngoài ghi nhận trên giấy còn được ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán.

3. Đặc điểm của trái phiếu:

Trái phiếu cũng là một loại chứng khoán, để phân biệt trái phiếu với các loại chứng khoán khác có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

a) Giá trái phiếu:

Trái phiếu có nhiều loại giá khác nhau, mệnh giá trái phiếu hay giá trị danh nghĩa của trái phiếu được ghi trên trái phiếu, được coi là vốn gốc. Đây là căn cứ xác định số tiền nhà phát hành phải trả cho nhà đầu tư khi đến hạn.

Tại nước Việt Nam ta, mệnh giá trái phiếu phát hành trong nước được quy định là 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng. Nếu phát hành tại thị trường nước ngoài thì sẽ được xác định theo quy định của quốc gia đó.

Giá phát hành là giá bán trái phiếu, được xác định theo tỷ lệ % của mệnh giá. Mức giá này có thể nhỏ hơn mệnh giá, bằng mệnh giá hoặc lớn hơn mệnh giá.

b) Thời hạn của trái phiếu là gì?

Thời hạn trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành cho đến ngày đáo hạn, tức là ngày nhà phát hành phải hoàn trả cả gốc và lãi cho nhà đầu tư.

– Trái phiếu có thời hạn từ 1 – 5 năm gọi là trái phiếu ngắn hạn. 

– Trái phiếu có thời hạn từ 5 – 12 năm là trái phiếu trung hạn. 

– Trái phiếu có thời hạn từ 12 – 30 năm là trái phiếu dài hạn.

Tuy nhiên, một số nhà phát hành không trả gốc và lãi trong 1 lần mà chia thành nhiều đợt trả lãi khác nhau gọi là kỳ trả lãi. Kỳ trả lãi là thời gian nhà phát hành trả lãi cho nhà đầu tư theo đúng thỏa thuận về lãi suất khi mua trái phiếu. Kỳ trả lãi có thể theo chu kỳ 1 năm hoặc 2 năm.

Tham khảo: Dịch vụ công chứng tại nhà

c) Lợi tức trái phiếu là gì?

Lợi tức của trái phiếu là tiền lãi, là phần lợi nhuận người sở hữu nhận được khi đầu tư trái phiếu. Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên nhà đầu tư sẽ được hoàn trả lợi tức trước khi chia cho cổ đông, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của nhà phát hành.

d) Thị trường trái phiếu

Trong đầu tư trái phiếu, có 4 loại thị trường cần phải lưu ý:

* Thị trường Trái phiếu Chính phủ: Đây là thị trường trái phiếu then chốt, kênh huy động vốn cho Ngân hàng Nhà nước. Tại thị trường này chủ yếu là trái phiếu trung và dài hạn, độ an toàn cao.

* Thị trường Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh: Đây là kênh huy động vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp được Bảo lãnh Chính phủ như Ngân hàng Chính sách, Doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng quy định trong Luật quản lý nợ công. Trái phiếu sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành.

* Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương: Đây là kênh huy động vốn vào ngân sách của các cấp chính quyền địa phương để chi cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi trong ngân sách.

Tham khảo: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ

* Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Đây là kênh huy động vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh. Thị trường này có trái phiếu đa dạng về thời hạn, mệnh giá, lãi suất và thường có lãi suất cao hơn so với mặt bằng chung, đồng thời rủi ro cũng cao hơn.

4. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu:

a) Lợi ích khi đầu tư trái phiếu:

* Mang lại một khoản thu nhập ổn định: Trái phiếu có kỳ hạn cố định và lãi suất xác định. Đến hạn thanh toán, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản thu nhập ổn định, không cần lo lắng bị cắt giảm, sụt giảm theo tình hình hoạt động của công ty hay diễn biến thị trường.

* Một số loại trái phiếu như Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu chính quyền địa phương được miễn thuế thu nhập cá nhân. Nhà đầu tư được nhận toàn bộ phần tiên cả gốc và lãi, không phải nộp loại thuế này.

* Mang đến cơ hội kiếm lời khi thị trường suy thoái: Trong bối cảnh thị trường suy thoái, lãi suất thị trường giảm, lãi suất trái phiếu lại tăng mạnh. Đây là cơ hội mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.

* Rủi ro mất vốn, rủi ro đầu tư thấp: Khi đáo hạn, nhà đầu tư được nhận lại cả phần vốn và lợi tức đầu tư, không bị mất vốn. Trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, nhà đầu tư cũng được ưu tiên nhận thanh toán trước các cổ đông.

* Chuyển đổi linh hoạt: Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp trái phiếu. Một số loại trái phiếu có thể bán lại cho nhà phát hành, một số khác có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu.

b) Các loại rủi ro khi đầu tư trái phiếu:

* Rủi ro lãi suất:

Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc khóa lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu. Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá trái phiếu giảm xuống.

* Rủi ro khi tái đầu tư:

Tái đầu tư là việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Đây là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Đặc tính có thể thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá. Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Do đó, khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có thể nhận được mức lãi suất cao hơn đồng thời giảm rủi ro khi tái đầu tư trong những lần tiếp theo.

* Rủi ro lạm phát:

Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát tại thị trường Việt Nam ngày một phổ biến và tăng với tốc độ nhanh chóng. Lạm phát ảnh hưởng đến sự gia tăng của tốc độ lãi suất, làm giảm sức mua trái phiếu và khiến trái chủ thu về lợi suất âm. Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu, khi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.

* Rủi ro tín dụng:

Trái phiếu chính phủ thường được coi là loại trái phiếu có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để thanh toán cho trái chủ khi đáo hạn. Tuy nhiên, khi trái chủ mua trái phiếu của các doanh nghiệp thì không an toàn như vậy, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.

* Rủi ro thanh khoản:

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu của doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ. Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.

Tham khảo: Dịch vụ công chứng tại nhà

* Rủi ro xếp hạng:

Nếu một công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh và trả nợ có vấn đề, ngân hàng hay các tổ chức cho vay có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể có tác động xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ với các trái chủ hiện tại của công ty và gây tổn thất cho các trái chủ khi muốn bán trái phiếu. Đầu tư trái phiếu khá an toàn và có thể tạo ra một dòng thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi nhà đầu tư đã nắm vững những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm ra những nhân tố thị trường quen thuộc và có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy đến với mình để đầu tư đúng lúc, đúng chỗ

* Rủi ro khi chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp:

Rủi ro lớn nhất của nhà đầu tư trái phiếu là sở hữu trái phiếu của các doanh nghiệp khó khăn. Không ít doanh nghiệp sau khi phát hành trái phiếu với mục tiêu gọi vốn đã phá sản sau một thời gian và không có khả năng hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các nhà đầu tư. Đây là rủi ro khi đầu tư trái phiếu lớn nhất đối với các nhà đầu tư khi đầu tư trái phiếu mà chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ ưu tiên giải quyết cho các trái chủ (người mua trái phiếu) trước, sau đó mới đến người sở hữu cổ phiếu và hội đồng quản trị.

Trên đây là bài viết về việc có nên đầu tư trái phiếu hay không và những lợi ích, rủ ro trái phiếu mang lại mà Luật Việt Chính muốn giới thiệu tới bạn đọc, hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan và cẩn trọng hơn trong việc đầu tư trái phiếu. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Website này hoặc qua Zalo 0911.111.099 chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn 24/7.

Trân trọng!

Bài viết liên quan