Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Tái thẩm và giám đốc thẩm là hai thủ tục đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án dân sự bởi hai thủ tục này nhằm xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật, điều này có vai trò rất lớn đối với đương sự và các chủ thể khác bởi sẽ luôn đảm bảo được tính đúng đắn của vụ án dân sự. Nhưng để vụ án có thể được xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, đương sự cần gửi đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ được tiến hành qua thủ tục kháng nghị. Vậy khi đương sự muốn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm cần điều kiện gì và mẫu đơn đề nghị ra sao?

I. Khái niệm giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

II. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Tuy nhiên để có thể kháng nghị giám đốc thẩm, theo khoản 2, điều 325, Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.”. Như vậy, để kháng nghị ngoài việc có căn cứ thì người có thẩm quyền cần có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 3, điều 327.

Tham khảo: Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm

III. Mẫu đơn đề nghị giám đốc thẩm

TẢI VỀ: TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày … tháng … năm ….

­­­­­­ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

(Đối với Bản án Sơ thẩm số ……. ngày ……. của Tòa án nhân dân …………..và Bản án phúc thẩm số: ……….. ngày …………. của Tòa án nhân dân …………).

Kính gửi:                 Ông Chánh Án TAND Cấp Cao tại …….;

                                Ông Viện Trưởng VKSND Cấp Cao tại ……..;

               Họ tên người đề nghị: ……………………….

               Căn cước công dân số:…………………….do……………..cấp ngày……………..

               Địa chỉ: …………………………………………

               Số điện thoại: ……………………………………

Là: nguyên đơn trong vụ án “……………..” do Tòa án nhân dân …………. và Tòa án nhân dân …………. xét xử.

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án sơ thẩm số ……. ngày ……. của Tòa án nhân dân …………..và Bản án phúc thẩm số: ……….. ngày …………. của Tòa án nhân dân …………

Lý do đề nghị:

Bản án sơ thẩm số ……. ngày ……. của Tòa án nhân dân …………..và Bản án phúc thẩm số: ……….. ngày …………. của Tòa án nhân dân …………không phù hợp với các tình tiết khách quan trong vụ án, vi phạm pháp luật, không xem xét, đánh giá chứng cứ, áp dụng sai pháp luật, có chứng cứ mới nhưng không nhận định và đánh giá chứng cứ của 02 cấp tòa ảnh hưởng đến bản chất sự việc làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của tôi không được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

         Thứ nhất,

         Thứ hai,

         ……………..

Yêu cầu của người đề nghị:…………………………

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:

1………………;

2. ……………..

Người làm đơn

Trên đây là những nội dung tư vấn của Luật Việt Chính. Hi vọng rằng bạn có thể nắm được những thông tin đầy đủ nhất về việc mẫu đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm. Do tính chất phức tạp của vụ việc, để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Quý khách hành có thể sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Luật Việt Chính và các dịch vụ khác theo liên hệ hotline như sau: 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ.

Bài viết liên quan