Mẫu giấy ủy quyền chuẩn được cập nhật mới nhất năm 2023

 

MẪU GIẤY ỦY QUYỀN CHUẨN ĐƯỢC CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2023

Mẫu giấy ủy quyền là văn bản ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền.

1. Một số mẫu giấy ủy quyền

Mẫu giấy uỷ quyền cá nhân cho cá nhân

Chú ý cần đầy đủ các nội dung cũng như đúng về thể thức văn bản. Cụ thể trong mẫu cần có:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, tên giấy uỷ quyền;

– Căn cứ thực hiện việc uỷ quyền;

– Thông tin cá nhân của bên uỷ quyền, bên nhận uỷ quyền về họ tên, địa chỉ, chứng minh thư nhân dân, quốc tịch, số điện thoại;

– Nội dung uỷ quyền;

– Thời gian thực hiện uỷ quyền;

– Cam kết;

– Chữ ký của người uỷ quyền.

Tải mẫu:Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

Trong nhiều trường hợp, vì một số lý do, cá nhân không thể tự mình thực hiện một số thủ tục, giao dịch có thể ủy quyền cho người thân thay mình thực hiện thủ tục này. Tùy vào thủ tục, giao dịch được ủy quyền thực hiện, pháp luật chuyên ngành có thể có quy định riêng về mẫu, hình thức. Thể thức văn bản và các nội dung có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền cá nhân.

Tải mẫu: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

Mẫu giấy ủy quyền công ty:

Với mẫu giấy uỷ quyền của công ty thì cũng tương tự như với nội dung tại mẫu giấy uỷ quyền cá nhân. Song chỉ cần thay đổi các nội dung của bên ủy quyền bằng việc cung cấp các thông tin về: tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện pháp luật, mã số doanh nghiệp, số điện thoại, email và các nội dung trong giấy ủy quyền phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp là được.

Tải mẫu: Mẫu-giấy-ủy-quyền-Công-tygiay-uy-quyen-cong-ty-cho-ca-nhan_2901151339

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

Thực hiện tương tự giống mẫu uỷ quyền cá nhân, chỉ cần chú ý trong giấy về nội dung số tiền nhận cụ thể là bao nhiêu, thời gian nhận tiền cũng như cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tải mẫu: Mẫu-Giấy-ủy-quyền-nhận-tiền

Mẫu giấy ủy quyền đất đai

Nội dung và thể thức văn bản trình bày giống như các mẫu ủy quyền trên. Tuy nhiên về nội dung cần trình bày cụ thể, rõ ràng thông tin về bất động sản và các công việc ủy quyền. Lưu ý đối với giấy ủy quyền về đất đai thì nên thực hiện thủ tục công chứng.

Tải mẫu: Mẫu giấy ủy quyền đất đai

(Chi tiết các thủ tục liên quan đến đất đai tham khảo bài viết: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội)

2. Giấy ủy quyền là gì?

Khái niệm giấy ủy quyền hiện nay chưa được quy định cụ thể tại một văn bản nào. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến khái niệm Hợp đồng ủy quyền. Ngoài ra, các văn bản khác thường sử dụng cụm từ “văn bản ủy quyền” – không nêu cụ thể là giấy hay hợp đồng ủy quyền.

Thực tế, giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền mà theo đó, người ủy quyền thường bằng hành vi đơn phương của mình ủy quyền cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền.

Tuy nhiên, về bản chất đây vẫn được xem là một giao dịch dân sự bởi theo Điều 116 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Do đó, những công việc sử dụng giấy ủy quyền thường là công việc đơn giản, có thể chỉ cần một bên ủy quyền mà không yêu cầu bắt buộc phải sử dụng hợp đồng ủy quyền – loại văn bản cần có sự thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, ủy quyền cho pháp nhân khác thay mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền, ví dụ thực hiện các công việc đơn giản như nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nộp phạt vi phạm hành chính…

3. Hình thức của giấy ủy quyền

Ủy quyền có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản, nhưng hình thức được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền có thể chia thành hai loại: Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.

Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế. Tại một số luật chuyên ngành và văn bản khác giấy ủy quyền được ghi nhận và quy định cụ thể, ví dụ như:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Điều 107. Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

  1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
  2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
  4. b) Phạm vi uỷ quyền;
  5. c) Thời hạn uỷ quyền;
  6. d) Ngày lập giấy uỷ quyền

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.

  1. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

– Điểm b khoản 19 Điều 20 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định:

Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu.

4. Nội dung của giấy ủy quyền

Trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có quy định về mẫu giấy ủy quyền nói chung, tuy nhiên khi soạn thảo giấy ủy quyền thì cần chú ý một số thông tin bắt buộc phải có trong giấy uỷ quyền như:

– Thông tin cá nhân của bên ủy quyền và của bên được ủy quyền bao gồm: họ và tên, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ;

– Nội dung được ủy quyền: nêu cụ thể về nội dung công việc ủy quyền như: nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước, rút bảo hiểm xã hội, nhận lương hưu, nhận bưu phẩm, nhận tiền mặt… cần thỏa thuận rõ về phạm vi ủy quyền;

– Thời hạn ủy quyền: ghi rõ thời hạn ủy quyền có ghi rõ là giấy ủy quyền có giá trị từ ngày…tháng..năm đến ngày…tháng…năm;

– Bên ủy quyền, bên được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền, thực hiện chứng thực chữ ký của người uỷ quyền;

– Thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp nội dung giấy ủy quyền;

– Trường hợp có căn cứ ủy quyền thì nên trình bày chi tiết để làm căn cứ hợp lý cho việc ủy quyền.

Nội dung của giấy ủy quyền

5. Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Hiện nay, Luật Công chứng 2014 không quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Song thực tế tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu giấy ủy quyền phải được công chứng. Cụ thể, một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực có thể được kể đến như sau:

– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. (Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

– Văn bản ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục ở cơ quan nhà nước như việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch, …. (Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch).

Không quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng

Lưu ý: Pháp luật quy định một số trường hợp không thể thực hiện uỷ quyền: trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con…

6. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Tiêu chí Giấy ủy quyền Hợp đồng ủy quyền
Khái niệm Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý, là tài liệu ghi nhận về việc người ủy quyền chỉ định cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Căn cứ pháp lý Không có quy định cụ thể, chỉ được quy định trong một số luật chuyên ngành Bộ luật Dân sự năm 2015
Chủ thể Giấy ủy quyền thường được lập và ký bởi người ủy quyền (đơn phương) Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền
Bản chất Thường là hành vi pháp lý đơn phương Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên
Ủy quyền lại Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp có quy định Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền Thường không có nghĩa vụ bắt buộc Có nghĩa vụ bắt buộc thực hiện công việc theo thỏa thuận
Thời hạn ủy quyền Không có quy định cụ thể, do các bên thỏa thuận, người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định. Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền Sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì trong một số trường hợp bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại. Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Câu hỏi:

Câu 1: Có được sử dụng giấy ủy quyền xin cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Theo quy định pháp luật tại Khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, các cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Câu 2: Trường hợp nào không được ủy quyền?

Pháp luật hiện nay quy định một số trường hợp không được ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện. Cụ thể là:

– Đăng ký kết hôn, ly hôn

– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

– Lập di chúc của mình

– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Câu 3: Giấy ủy quyền được chứng thực trong trường hợp nào?

Việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền với 04 trường hợp sau:

– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là bài viết về một số mẫu giấy ủy quyền thông dụng hiện nay. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 0987.062.757 – 0911.111.099.

Bài viết liên quan