Quyền sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài gốc Việt

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GỐC VIỆT

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Vậy pháp luật Việt Nam quy định quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam gốc Việt định cư ở nước ngoài như thế nào.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Nhà ở năm 2014;

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GỐC VIỆT LÀ GÌ?

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) định nghĩa như sau:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, người nước ngoài gốc Việt là người hiện có quốc tịch nước ngoài nhưng có gốc Việt Nam hiện đang cư trú, sinh sống, làm việc lâu dài tại nước ngoài.

Tham khảo: Mẫu văn bản hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy, cá nhân là người nước ngoài gốc Việt thì được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

GIẤY TỜ CHỨNG MINH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GỐC VIỆT ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tham khảo: Có được thay đổi thông tin cá nhân trên sổ đỏ hay không ?

Như vậy, để chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người nước ngoài gốc Việt cần chuẩn bị các giấy tờ như:

– Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu (nếu có);

– Hộ chiếu nước ngoài có đóng dấu của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

– Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam (nếu có);

– Giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.

Bài viết liên quan