Thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra do nhờ mang thai hộ như thế nào ?

THỦ TỤC KHAI SINH CHO TRẺ SINH RA DO NHỜ MANG THAI HỘ NHƯ THẾ NÀO ?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn nay cũng đã được 5 năm nhưng vẫn không có con, vợ chồng tôi đã nhờ một người em bên chồng mang thai hộ. Tôi thắc mắc tên cha mẹ trong giấy khai sinh của bé sẽ ghi tên ai? Thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra do nhờ mang thai hộ như thế nào?

Trả lời: 

Chào anh chị, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại mà giúp đỡ cho cặp vợ chồng có vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu quy trình, thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra do nhờ mang thai hộ qua bài viết dưới đây theo quy định của pháp luật:

Về căn cứ pháp lý:

  • Theo Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“ Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”

– Bởi đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng hoặc người vợ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2015:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

     Về cơ bản, thủ tục đăng ký khai sinh cho con do mang thai hộ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Ngoại trừ vì được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.

“1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;

b) Nhà hộ sinh;

c) Trạm y tế cấp xã;

d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh

a) Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.

Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này.”

Tham khảo thêm: Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật năm 2023

  Ảnh Minh họa

Theo đó, thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ được sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ được quy định như sau:

– Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải gửi cơ sở khám chữa bệnh nơi trẻ sinh ra:

+ Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ.

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ.

Sau khi được cấp giấy chứng sinh, cha hoặc mẹ của trẻ được sinh nhờ mang thai hộ nộp kèm tờ khai đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

    Như vậy, tên cha mẹ trong giấy khai sinh của bé sẽ ghi tên vợ chồng anh chị và thủ tục khai sinh cho trẻ sinh ra do nhờ mang thai hộ sẽ được thực hiện như theo quy định nêu trên.

Bài viết liên quan