Trình tự, thủ tục khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHIẾU NẠI LẦN HAI TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Khái niệm thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm đưa một bản án, một quyết định của Tòa án ra thi hành, là một cách để thực thi công lý, công bằng cho xã hội. 

Khiếu nại trong thi hành án hình sự là gì?

Khiếu nại trong thi hành án hình sự là việc cơ quan, và các tổ chức, các cá nhân đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi của mình.

 Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai:

Khiếu nại là quyền của người dân, qua đó họ được nêu lên quan điểm, ý kiến của mình khi tiếp nhận quyết định hoặc với hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thực hiện quyền này thì cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm những giấy tờ sau:

– Người dân chuẩn bị mẫu đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại (văn bản này thường lập thành mẫu sẵn);

– Thực hiện bất kỳ khiếu nại nào thì cá nhân tổ chức cần chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cung cấp cho quá trình này;

– Những biên bản được tiến hành để kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

– Đối thoại là một trong những thủ tục quan trọng để giải quyết khiếu nại, nếu các bên trải qua tổ chức đối thoại thì cần có biên bản tổ chức đối thoại;

– Bản quyết định giải quyết khiếu nại;

– Các tài liệu khác có liên quan.

Trình tự, thủ tục khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự

Điều 188 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần thứ hai trong thi hành án hình sự như sau:

– Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 178 và Điều 179 của Luật này có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 178 và Điều 179 của Luật Thi hành án hình sự 2019 gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; Trưởng Công an cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Công an; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Tư lệnh quân khu và tương đương; Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tham khảo thêm Mẫu hợp đồng mua bán đấu giá tài sản với ngân hàng

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành. Về nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai trong thi hành án hình sự bao gồm:

 1. Ngày, tháng, năm ra quyết định.

2. Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.

3. Nội dung khiếu nại.

4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại.

5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại.

6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

7. Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.

3.  Khi giải quyết khiếu nại thì biên bản tổ chức đối thoại được lập thành mấy bản?

Tổ chức đối thoại là một trong những thủ tục tiến hành  giải quyết khiếu nại giữa các bên. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định 124/22020 NĐ-CP như sau:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đối thoại được lập thành văn bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia ( trong trường hợp có những người dự hoặc người vắng mặt thì cũng phải ghi nhận trong biên bản này; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì cần có rõ lý do và không có lý do).

 – Biên bản này cần ghi rõ những nội dung ý kiến của người tham gia những nội dung đã được thống nhất giữa các bên hoặc có những ý kiến khác nhau thì cũng phải được ghi nhận. Dòng cuối của biên bản này thì phải có chữ ký của các bên xác nhận sự đồng thuận về nội dung đã được ghi nhận.

 – Trong quy định này cũng ghi nhận biên bản phải được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Mẫu biên bản đối thoại đã được nhà nước quy định theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo nghị định này.

Như vậy, việc quy định về quá trình tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại phải được lập thành biên bản. Văn bản này được ghi nhận thành ba bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữa một bản.

4.  Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai:

 Quy định về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

 – Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình sẽ tiến hành chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định đó có hiệu lực pháp luật;

– Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết yêu cầu khiếu nại tiến hành yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành theo quyết định có hiệu lực của pháp luật;

– Ngoài ra, người giải quyết khiếu nại cũng có trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan thực hiện biện pháp.

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì người khiếu nại, người có quyền nghĩa vụ liên quan phải tiến hành những công việc sau:

+ Thứ nhất, hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính luật xâm phạm đến;

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật thì phải nghiêm túc chấp hành.

Tham khảo thêm Câu hỏi uỷ quyền khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Bài viết liên quan